Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm, cô giáo Kon Sơ K Bin đã quyết định theo sự phân công của cấp trên lên đường đi vào trường Tiểu học Đầm Giòn để công tác. Đường đi khó khăn, vất vả đồi núi treo leo, đi bộ mãi mà vẫn chưa tới trường. Cô phải nghỉ một đêm giữa rừng, rồi ngày mai bắt đầu đi tiếp, mong sao nhanh đến trường để đem cái chữ, giúp các em đồng bào mình biết chữ. Vậy mà chưa được bao lâu, mới một năm công tác thì cô lại có quyết định điều động chuyển công tác về trường Tiểu học Đạ Chais giảng dạy, lại một lần nữa cô khăn gói lên đường làm nhiệm vụ mà Đảng giao cho. Trên đường đi cực kì gian nan, vất vả, đường lầy lội, phải đi bộ hàng chục cây số mới tới trường. Điểm trường lại cách trường chính tới hai chục cây số. Đường xá đi lại rất khó khăn, vất vả, phải trèo đồi, lội suối, vượt qua bao ngọn đồi, dòng suối mới tới ngôi trường. Ở đó trường không có điện, không có nước, trình đột dân trí thấp. Với lòng yêu nghề, với tinh thần trách nhiệm. Cô đã xác định tư tưởng, luôn khắc phục mọi khó khăn ở lại công tác. Trong một năm sau điểm trường được tách thành trường Tiểu học Long Lanh. Ngôi trường đơn sơ vách đá, chỉ có hai gian cơ sở vật chất thiếu thốn, nơi ở của thầy cô thì tạm bợ. Trên chút nước, dưới bồng bềnh cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Các em đến trường chỉ lác đác vài học sinh. Khi tìm hiểu về các em thì mới biết hoàn cảnh gia đình của các em. Khó khăn đặc biệt, mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau. Em thì ở nhà với ông bà già yếu không có khả năng lao động, không ai chăm sóc, không có điều kiện về học tập. Có em bố mẹ bắt ở nhà trông em, để bố mẹ đi làm ăn xa, có gia đình chỉ có hai anh em hoặc ba chị em ở nhà tương trợ lẫn nhau, để bố mẹ đi làm ăn xa trong rẫy một tuần mới về, có em theo bố mẹ vào rừng rồi ở cùng bố mẹ luôn không đến trường. Với điều kiện và hoàn cảnh khó khăn như vậy. Lúc nào cũng thôi thúc cô với tấm lòng nhiệt huyết và lòng say mê với nghề nghiệp của mình, đã nổ lực hết mình trong công tác tuyên truyền vận động học sinh, cùng ăn, cùng ở và cùng chia sẻ với gia đình học sinh, làm thay đổi nhận thức phụ huynh cũng như các em học sinh đi học đầy đủ, chống bỏ học, chống mù chữ, thu hút học sinh mỗi ngày đến trường một tốt hơn. Cô Kon Sơ K Bin đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể: thôn trưởng, già làng, đại diện cha mẹ học sinh, để vận động học sinh đến trường, đến lớp chuyên cần hơn. Với lòng mong muốn và nhiệt tình đó, các em đến trường mỗi ngày một đông hơn.
Ngoài công tác duy trì sĩ học sinh ra, các cô còn tích cực tham gia các hoạt động của trường, luôn gương mẫu đi đầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, luôn là giáo viên dạy giỏi của trường và là một giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm được phụ huynh và học trò yêu mến.
Đến năm học: 2005 – 2006 trường Tiểu học Long Lanh lại được đổi tên thành trường Trung học cơ sở Long Lanh. Ngôi trường được xây dựng lại nhưng cơ sở vật chất không thể gặp những khó khăn, cũng còn thiếu thốn đủ điều. Trường lớp chặt hẹp, đường xá đi lại còn vất vả. Nhưng cô vẫn không ngừng khắc phục khó khăn đó vươn lên trong sư nghiệp trồng người. Vẫn tiếp bước trên con đường vận động học sinh ra lớp chuyên cần và rèn luyện học tập tốt.
Rồi đến năm 2009 trường lại được tách thành trường Tiểu học Long Lanh. Được sự quam tâm của các cấp, các ngành, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, cấp trên đã xây dựng ngôi trường khang trang hơn. Đầy đủ các phòng học, đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Khuôn viên trường rộng rãi hơn. Rồi trường lại được đổi tên thành trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long Lanh.
Được làm việc với cô Kon Sơ K Bin, tôi học hỏi được rất nhiều điều đáng quý đặc biệt là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn trong mọi lĩnh vực để vươn lên.
Đúng như Bác nói: “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Ắt chí cũng làm nên”.
Mặc dù ở vai trò nào, cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Nay đã 25 năm công tác nhưng lúc nào cô cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Vì cô đã hiểu nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình, là người thầy giáo phải luôn luôn gương mẫu đi đầu, là tấm gương sáng cho các em noi theo. Và không ngừng học tập làm theo Bác, đó là luôn bám sát kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành, của trường và ứng dụng những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham gia hoạt động phong trào của trường, của các ban ngành, đoàn. Ngoài ra không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục đạo đức, giúp các con cháu có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau này. Bằng cách làm của mình trong nhiều năm liền cô luôn giữ vững danh hiệu lao động tiên tiến. Nhưng có lẽ điều khiến cô vui mừng nhất chính là sự trưởng thành của lớp học trò mà cô đã từng dạy dỗ.
Bên cạnh đó, cô còn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, động viên quần chúng nhân dân thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng và chính sách Pháp Luật của Nhà nước: “ Sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật”. Đặc biệt là học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là trong thời đại hiện nay “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước’’. Với sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến.
Có thể nói, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “trồng người” cô giáo Kon Sơ K Bin đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục xã nhà. Cô thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành và là tấm gương sáng để các giáo viên và học sinh học tập và noi theo.
Trường TH&THCS Long Lanh